Skip to main contentAccess keys helpA-Z index
BBCVietnamese.com
chinese
russian
french
Other Languages
 
22 Tháng 5 2005 - Cập nhật 15h14 GMT
 
Gửi trang này cho bè bạn   Bản để in ra
Việc giảng dạy văn học qua 'sự cố' bài thi
 
Học sinh ngày nay tự tin và độc lập hơn trước?
Một vài tuần nay, dư luận trong nước bàn cãi nhiều về một bài làm văn của một em học sinh lớp 11.

Em gái này, trong bài thi học sinh giỏi, khi được yêu cầu mô tả "cái hay, cái đẹp" của bài "Văn tế Nghĩa sỹ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu đã nói thẳng rằng em không thấy nó hay và đẹp.

Em viết rằng em sinh ra trong thời bình nên không thể hiểu được tác phẩm viết về thời chiến.

Em cũng viết học sinh cần được tạo điều kiện để tư duy một cách độc lập và sáng tạo, chứ không để bị uốn theo một hình mẫu rập khuôn.

Bài viết của em học sinh đã được báo chí trong nước bình luận là "gây chấn động" vì "lần đầu tiên có một học sinh nói thẳng, nói thật như vậy" ngay trong bài thi.

Nó cũng đánh động về tình trạng dạy học, nhất là dạy môn văn trong nhà trường Việt Nam.

Hồng Nga nói chuyện về chủ đề này với nhà giáo, Giáo sư Trần Hữu Tá từ TP Hồ Chí Minh, nhà thơ Thanh Thảo từ Quảng Ngãi và nhà thơ trẻ Phan Huyền Thư từ Hà Nội.

Thư từ ý kiến xin quý vị gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.
--------------------------------------------------------------------------

Quốc Huy
Bạn Yêu văn thơ ở Tuy Hoà có đoạn: “một vài bài tôi không thích lắm có lẽ vì chưa hiểu hết những tinh tế của những tác phẩm đó chứ không phải những tác phẩm đó không hay không hấp dẫn”, tôi chịu vị này bởi vì “chưa hiểu” và vẫn thấy hay thì không biết hay ở chỗ nào?

Cứ theo chiều hướng ấy có lẽ đối với đa số hiện nay đều có tâm trạng cảm thụ văn học như vậy, tức là bất kỳ tác phẩm nào được đưa vào sách giáo khoa thì đều hay cả (hoặc sẽ hay trong tương lai?) mặc dù “chưa hiểu” cái hay nằm ở đâu (!). Muốn yên thân, tác phẩm đã được Đảng đưa vào sách giáo khoa thì đừng có góp ý phê bình gì cả, thưa các vị là em Thanh cũng ngoan lắm. Giả sử đó là kỳ thi lên lớp hay tốt nghiệp thì tôi tin Thanh vẫn làm bài đúng với “phong cách” thông lệ, nhưng đây là thi học sinh giỏi nên em nghĩ thắng thua không quan trọng. Biết đâu em nghĩ được điểm cao thì tốt mà cùng lắm bài bị điểm kém rồi sau đó người ta sẽ huỷ đi, chứ nếu biết trước bị thiên hạ lôi ra đấu tố chụp mũ thế này thì đời nào em viết như thế.

Oan cho mấy tác phẩm cổ bị lợi dụng xuyên tạc, về giá trị lịch sử của các tác phẩm cổ tôi công nhận, nhưng về giá trị nghệ thuật văn học thì còn phải tiếp tục bàn luận mỏi tay mỏi mồm. Đừng lầm lẫn giữa giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật, giữa tuyên truyền và nhân văn. Việc bài văn gây xôn xao dư luận thứ nhất là do công lao bộ máy tuyên truyền của Đảng đã chính trị hoá vấn đề khi đặt tên: bài văn “lạ”, thực ra xét khía cạnh văn học và phương pháp giáo dục ở những nước dân chủ thì bài văn này không có gì phải “lạ”.

Đơn giản ví dụ như thế này: “Kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, Tăng Thái Hậu người Việt Nam, trưởng thiết kế chiếc 2005 Mustang thành công kỳ lạ, vinh dự nhận giải thưởng thành tựu khoa học và công nghệ” Tạp chí Ôtô xe máy VN số 34 tháng 6-2005. Như vậy ông Hậu ở tận bên Mỹ chưa biết quan điểm của ông thế nào mà đã bị Đảng chính trị hoá, đọc qua cứ tưởng ông này là người yêu Đảng lắm và nhân dịp kỷ niệm Đảng thắng lợi được nhận giải thưởng (!) Một tạp chí chuyên ngành phi chính trị mà lại bị chính trị hoá bằng lối hành văn rất buồn cười.

Nguyên nhân thứ hai là do sức nén về nhu cầu tự do tư tưởng chính trị trong dân chúng tìm đường khơi thông khi gặp bất cứ tín hiệu “chính kiến” nào đối lập với luồng tư tưởng chính thống, vì người ta có thể “hỏi” chứ không một chiều phải “nghe” nữa - tính phản kháng, đây là nguyên nhân chính. Không phải lý do khía cạnh văn học hay giáo dục như mọi người nghĩ, bởi vì nhiều người đã nêu lên những vấn đề này trước đó.

Đối với Đảng thì cách mạng và thắng lợi phải có mặt ở mọi nơi, mà thật ra ngoài mặt “chiến tranh” thì Đảng còn cái gì để khoe nữa đâu. Mình không muốn ca ngợi vẫn cứ bị Đảng cưỡng ép chụp vào bằng cách này hay cách khác, sự thật là như thế.

Ca ngợi chế độ rồi bảo “đang được tự do nói ý kiến của mình” thì tôi cũng chịu thua lý cùn của bạn Yêu văn thơ. Vị nào còn thành kiến với em Thanh hãy nhìn vào thực tế đi, người chê và người khen bài văn của em quá đông và nhờ đó em đã nổi tiếng.

Một bài văn không phải là một bài toán so sánh kết quả đúng sai, đòi hỏi trước tiên của bài văn hay là tính sáng tạo và thu hút mọi người đọc, dù muốn khen hay chê thì trước hết cũng phải đọc qua cái đã. Thành công của bài văn là sự chấn động làm lung lay bức tường “cách mạng” ngăn cách tự do tư tưởng, trong môi trường bị bao kín như thế thì càng lạc đề càng thể hiện khát khao tự do.

CGO, TP. HCM
Gởi bạn Yên văn thơ, cũng là một lý luận đơn giản nhất mà đã có rất nhiều bạn trong này đã cho trước rồi đó là, ở nước tự do, tôi có thể ra trước bộ cảnh sát hay một bộ phận nhà nước nào đó mà to tiếng và cầm biểu ngữ là tôi chống chính quyền, không ủng hộ ông thủ tướng, bà tổng thống nào đó mà không bị một ai bắt bớ ngoài chuyện có lẽ là họ sẽ yêu cầu tôi nhỏ tiếng chút mà thôi (có lẽ).

Vậy xin hỏi "tự do dân chủ" mà bạn nói có kèm theo cho bạn "tự do ngôn luận" để bạn có thể làm như tôi hay không? Hay là vừa lên tiếng là có anh công an mời bạn "đi họp" rồi? Tôi thấy người Việt mình ở trong nước còn mập mờ về hình dáng của cái gọi là "tự do" lắm.

Yên văn thơ, Tuy Hòa
Tôi chưa được dọc toàn bộ nội dung bài làm của em Thanh. Nhưng qua những gì tôi đọc được ở trên mạng tôi thấy ai ai cũng thể hiện ý kiến và quan điểm riêng của minh về bài viết của em thanh, có những ý kiến của các bạn Việt kiều tôi cho là không đúng. Những người sống xa quê hương thì làm sao hiểu hết đựợc những thuận lợi va khó khăn trong việc giảng day và học tập chứ tôi không nói đến chuyện chính tri . vì ông bà ta có câu "biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe".

Vì vậy tôi chỉ muốn nói những điều tôi biết và cảm nhận được trong quá trình học văn, tiếp thu bài giảng và cảm nhận của riêng tôi về những bài văn được các giáo viên truyền đạt. Nói thật tôi thích rất nhiều những tác phẩm trong sách giáo khoa nhưng cũng có một vài bài tôi không thích lắm có lẽ vì chưa hiểu hết những tinh tế của những tác phẩm đó chứ không phải những tác phẩm đó không hay không hấp dẫn. Có thể tôi, bạn... không thích bài VĂN TẾ NGHĨA Sỹ CẦN GIUỘC hay HỊCH TƯỚNG SỸ...có lẽ là do chưa cảm nhận hết cái hay cái đẹp sự hào hùng của dân tộc VIỆT NAM.

Tôi đang sống trên đất nước VN tôi không thấy mình bị mất tự do ngôn luận hay thấy mình sống trong xã hội mà có người cho rằng là "sợ sự thật". Bằng chứng thực tế và thấy rõ trước mắt là tôi đang tự do nói ý kiến của mình đó sao? Nếu sống trong đất nước thiếu tự do dân chủ thì tôi làm sao có thể đưa ra ý kiến riêng của mình chứ.

"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà VIỆT NAM" câu nói trên thay cho lời kết và cũng là những lời tôi muốn gởi tới em Thanh và tất cả mọi người trong và ngoài nước.

Một phụ huynh
Nếu nhìn sự việc một cách phiến diện, quả thật nhà nước ta đang gặp quá nhiều khó khăn để kéo đất nước tiến lên trước những kẻ đối kháng, chỉ một tờ giấy hộ khẩu nhỏ, chỉ một cô diễn viên làm việc tồi bại, chỉ một em học sinh phản kháng cách giáo dục, thế mà cũng bàn cãi thành chuyện tự do, luật pháp và giáo dục, và đổ hết nguyên do lên đầu những người vì dân mà nắm quyền, vì dân mà quản lý mọi việc lớn nhỏ trong xã hội.

Nhưng nghĩ đi thì cũng phải nghĩ lại, ở đây ta biết sự việc em học sinh Phi Thanh này là trong một cuộc thi của trường, của xã hội, em không những chỉ phản ánh là đề tài thi khó vì lạc lõng với tuổi trẻ, mà còn muốn phản ánh việc học trong suốt học kỳ không hiệu quả với những đề tài dồn ép về chính trị, về chiến tranh, chết chóc đưa vào văn học.

Theo tôi em chỉ nhân bài văn tế phải học toàn bài với nhiều từ khó hiểu này để mọi người lưu tâm tới những bài vở khác trong các tiết học, mà hầu hết mọi người đều xác nhận là nhồi nhét quá nhiều vấn đề liên quan đến sử liệu (mù mờ) chứ không còn là văn thơ nữa. Không những em, mà tất cả những người ưu tư đến một nền giáo dục mỗi ngày một xuống cấp như hiện nay đều muốn được gióng lên một hồi chuông để sửa đổi.

Vậy thì theo tôi nó không phải là việc riêng tư của một cô học trò, nó là một việc xã hội, một việc liên quan đến chính trị của những người muốn đầu cơ dân tộc. Ai là người biết hướng thiện, biết dẹp bỏ chính kiến phe đảng, đều thấy đây là một vấn đề của xã hội, một cản trở cho nền giáo dục nước nhà.

Việc lợi dụng một bài thi để phản ánh của em Phi Thanh tôi cho là bất dắc dĩ để gây chú ý, nhưng tư tưởng đứng đắn, đóng góp tích cực của em phải được khích lệ chứ không thể bị vùi dập.

Butbi, Hà Nội
Hóa ra trên cái diễn đàn của BBC này, chuyện gì cũng được chính trị hóa hết cả. Chỉ có mỗi chuyện một cô bé không làm được bài thi / không thích làm bài thi mà qui ra dân chủ với tự do, tôn vinh anh hùng thì cũng thật buồn cười. Cảm thụ nghệ thuật phụ thuộc vào từng người nhưng nếu chỉ làm theo cái "thích" của trẻ con thì chắc bỏ hết trong chương trình dạy văn "Văn tế...", "Bình Nghô...", "Hịch tướng sĩ", "Truyện Kiều" v.v.. và v.v.. mà chỉ cần dạy lời bài hát của Đan Trường, Lam Trường hay gì gì đó là các em thích nhất. Các vị có muốn thế không? Thôi thì mấy anh Việt kiều ít được học về văn học VN còn hiều được nhưng người trong nước mà cũng hô hào bỏ những áng văn đó đi thì thật hết chỗ nói.

Tuan Khoa, Houston
Phi Thanh mến, cho phép anh được mượn website của BBC để nhắn nhủ em đôi lời. Hai mươi bẩy năm trước anh cũng khó chịu khi được giáo dục trong một chương trình học như em bây giờ. Anh còn nhớ rõ hai câu thơ chủ tịch HCM làm khi ở trong tù bên Trung quốc: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất tự do”.

Theo anh, mình mất tự do về thể xác chỉ đau khổ một, nhưng mất tự do về tư tưởng, về ngôn luận, sẽ đau khổ gấp mười. Ông Hồ, tuy thể xác ở trong tù nhưng vẫn còn được tự do làm thơ, viết sách mà còn cay đắng như vậy thì tư tưởng của chúng ta cứ phải bị tù túng vào những chủ thuyết không tưởng, trí tuệ bị dồn ép bởi những bài ngợi ca sự sáng suốt, tài tình của lãnh tụ và đảng, tinh thần bị nhồi nhét bằng những buổi kiểm thảo, phê và tự phê thì cay đắng đến bậc nào.

Ngày đó còn có phong trào vượt biên và bán chính thức do nhà nước tổ chức ra để thu vàng nên anh đã chọn con đường: một chết ngoài biển khơi, hai bơi lội trong tự do. Anh may mắn hơn nhiều người nên ngày hôm nay mới có cơ hội viết để hoan hô cái tư tưởng tự do bộc phát của em.

Cũng như em, mọi người bên này chỉ muốn một sự tự do thật sự có trên quê hương mình. Các anh chị chỉ đòi hỏi một căn bản của người công dân cần, đó là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do phát biểu chính kiến thì bị ghép vào là những phần tử cực đoan, bám theo đế quốc và các thế lực ngoại bang để…bán nước.

Cái chương trình em đang học nằm trong một đất nước không có tự do, dân chủ sẽ làm cho không những em và các bạn em sẽ bị che đậy và tù túng. Anh không lạ gì khi thấy sự bùng nổ trong tư tưởng của em.

Tháng 10 năm 1967, tại làng Nha Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có một người đàn ông bị ghép tội ăn cắp của nhà nước hai buồng chuối. Thường thì ông chỉ bị tù vài ba tháng rồi xong. Nhưng ông ta đã phải trả cả sinh mạng của mình chỉ vì ông đã để lại hai câu thơ chế nhạo chế độ khi trộm chuối: “Chính sách tôi học đã thông, chỉ vì đói bụng xin ông ít buồng”.

Thanh mến, anh kể lại câu chuyện đời của chú anh để nhắc cho em hay em đang sống trong một cái xã hội mà gia đình em có thể tan nát chỉ vì một bài thơ, sinh mạng em có thể bị cướp mất chỉ vì một đoạn văn. Em phải cẩn thận và cân nhắc từng lời nói vì theo luật pháp của nhà nước hiện thời thì công an nhân dân có quyền bắt em sáu tháng mà không phải trình báo.

Muốn có sức mạnh, em phải tìm cách hợp quần với các bạn trong nước, đừng riêng rẽ bùng nổ như em đang làm. Đại tối kỵ của nhà nước là lập đảng phái, cho dù là đảng giúp họ chống tham nhũng. Anh muốn các em nhớ kỹ điều này. Cho anh được thêm một lần ngả nón hoan hô em. Gửi lời thăm các bạn cùng lớp.

Một bạn đọc
Học văn học Việt Nam thì dễ ẹc thôi. Thầy tôi dạy văn ở Đại học Cần Thơ nói rằng: Khi nào các em làm bài tập làm văn gặp đề tài về cách mạng thì các em phải nhớ một công thức bất di bất dịch đó là: yêu nước-căm thù giặc-chiến đấu-thắng lợi. Như thế là bài làm không bao giờ lạc đề.

Billy Nguyễn, Anaheim, Mỹ
Thính giả Billy Nguyễn kể chuyện hồi học ở Việt Nam viết văn tả mèo bị thầy giáo ở trường Nguyễn Bá Tòng cho 'hai trái trứng vịt to tướng' và nghĩ rằng chuyện học thuộc lòng có từ xưa tại Việt Nam, kể cả ở Nam lẫn Bắc....

Tong Nguyen, Boston
Trọng điểm bài viết của em Thanh không phải là làm hay không làm cái bổn phận của học sinh mà là sự phát biểu tư duy một cách có phân tích và lý luận. Đây là một việc không phải ai cũng có thể làm được, phải là một học trò giỏi không những về trí thức mà còn về lý luận cộng thêm sự can đảm. Nói về bổn phận của học sinh, việc em Thanh từ chối là không đúng nhưng trên phương diện giáo dục thì ngay từ tiền đề đã là sai. Em Thanh có công rất lớn là đã thức tỉnh những người có trách nhiệm đối với nền giáo dục hiện nay. "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" hãy sửa lại nền giáo dục lỗi thời hiện nay và thay vào đó lối giáo dục cởi mở, phát huy sự sáng tạo thì đất nước mới có cơ hội phát triển lên được.

Phạm Trung, Sài Gòn
Nói thật một điều, để mà cải cách thì chắc còn khó lắm. Bằng chứng là ba vị được BBC phỏng vấn đó. GS Tá thì tỏ ra một nhà giáo tôn ti trật tự kỷ cương của giáo dục, coi trọng phép tắc, nhưng khi nói về cái xấu của giáo dục VN thì vờ đi, nói rằng để tiếp thu. Tui chán ông này quá, mình đã là một giáo sư lâu năm rồi thì cứ mạnh dạn lãnh trách nhiệm đi.

Còn cái ông nhà thơ thì mới thật là hầm hố. Ngay cả khi BBC đưa ra dẫn chứng những đoạn văn trong bài VTNSCG, nghe thiệt là chối tai, khó hiểu (so với trình độ con nít phổ thông trung học). Vậy mà cũng cho rằng hay.

Cái cô nhà thơ trẻ tôi chắc một điều là cô cũng có thái độ ủng hộ em Thanh nhưng trước áp kực của hai ông kia cô cũng nghiêng theo. Cô còn trẻ, gì đâu phải sợ. Cái tương laiđất nước là do giới trẻ định đoạt. Cô không xứng đáng là "nhà thơ trẻ".

Bùi Cường, Hà Nội
Trong việc viết và hình thành một bài văn đều do cảm hứng của mỗi người. Các tác giả ngày trước cũng vậy, họ không thể nói lên nhiều điều của một bài văn mà họ đọc ở người khác nhưng họ thấy nhiều điều ở bài văn của chính mình. Văn không giống toán, nó không cứng nhắc và cần cảm xúc thực sự. Nếu văn mà những lời sáo rỗng thì đó chỉ là nói phét. Mình cũng ủng hộ em đó ở một khía cạnh nhưng cũng không nên nói mình là đại diện cộng đồng.

KT, VN
Tôi vẫn còn nhớ cách đây khoảng 20 năm, tôi còn đang học cấp I (tiểu học) dưới mái trường XHCN, trường của tôi được vinh dự đón đoàn đại biểu cấp cao về dự giờ. Dĩ nhiên là đoàn không có giờ để dự hết tất cả các lớp được, vậy là tôi có thêm 1 vinh dự được chọn là 1 trong 5 học sinh của lớp cùng với các học sinh chọn từ những lớp khác để lập thành 1 lớp khoảng 30 học sinh (hồi ấy tôi cũng thấy mình vinh dự thật, đâu phải ai cũng được chọn đâu).

Phó Thường dân
Tôi thấy em Thanh có mặt đáng khen là dám nói lên mặt xấu của nền giáo dục, nhưng có mặt đáng trách là em từ chối làm bài vì cho rằng không thích bài văn. Nhưng cô giáo nói vì không 'trúng tủ" nên em cay cú, không biết điều đó có đúng không, chỉ có em là biết rõ. Nhưng nếu sau này em nào không làm bài được cũng bắt chước em nói không thích rồi từ chối làm bài thì không tốt.

Hoang Tuy, San Diego
Đọc phần tâm sự của anh Matthew Nguyễn, New York, tôi cũng nhớ lại những bài tóan hồi cấp 1. Hồi chúng ta chỉ là đứa con nít hỉ mũi chưa sạch, mà đã được giáo dục kiểu như thế. Nhớ hồi nhỏ được dạy là Kapa Kơlơn gì đó, chỉ cần 1 viên đạn, bắn xuyên qua 7 lính Mỹ. Hồi đó, tôi còn nhỏ nên tin lắm, sau này lớn học Vật Lý, mới biết điều đó không thể sảy ra! Rồi nào là ông cũng ghét My~..vân vân. Sau này qua Mỹ, tôi vẫn kể lại cho các giáo viên người Mỹ và các bạn của tôi về những bài tóan lẩm cẩm như anh Matthew đã nói, họ hết sức ngạc nhiên !!

Trần Wai Qua, Sài Gòn
Bác Hồ đã dạy các cháu thiếu nhi 5 điều. Điều thứ 5 ghi: “Khiêm tốn, thật thà và dũng cảm” Em Thanh chỉ sai ở Khiêm tốn. Còn 2 cái kia thì quá tốt ! Mấy ông giáo sư, nhà văn, nhà thơ kia mơi thật tệ. Họ không thuộc hay không nhớ 5 điều Bác Hồ dạy hay sao vậy ?

 Chúng ta đang sống trong một xã hội sợ sự thật, sợ nói thật
 
Trần Viên, Huế

Trần Viên, Huế
Tôi rất đồng tình với em học sinh này, vì chúng ta đang sống trong một xã hội sợ sự thật, sợ nói thật. Tôi cũng thuộc hạng người thích nói thật, vì thế bị nhiều người vùi dập. Tục ngữ VN có câu:" Nói thật mất lòng", nhưng cũng có câu "Mất lòng trước được lòng sau", trong đời sống phải có chân lý mà chân lý đúng là sự thật. Có lẽ vì tôi cũng có lập trường và quan điểm như vậy nên tôi ủng hộ ý kiến này chăng.

Victor Tran, El Monte, USA
Đồng ý với em học sinh một phần nào đó thôi. Phải nói rằng dù ở thời nào đi chăng nữa nếu em không được học hoặc tham khảo những tác phẩm của các văn nhân thời cha ông thì làm sai em có thể nhận xét được. Người đáng trách phải là người đặt ra yêu cầu đó. Bên cạnh đó em cũng nói lên được phần nào sự ép buộc học tập theo hình mẫu rập khuôn của nhà nước VN.

Một độc giả
Tôi nhận thấy ý kiến binh vực em Thanh, và ý kiến về bài văn tế cũng đã đầy đủ, nhưng những khúc mắc về nền giáo dục VN thì còn rất nhiều . Xin đề nghị Ban Việt Ngữ mở ra cho đọc giả một diễn đàn mới phê bình và góp ý cải tiến đường lối giáo dục ở VN hiện nay, để em Thanh bớt bị khó khăn tâm lý và bị quy trách việc em làm .

Yêu dân tộc, Hà Nội
Tôi không được đọc bài viết của em Thanh nên không rõ nó như thế nào, chưa có báo nào in nguyên văn bài viết của em cả. Chỉ có điều tôi đồng ý rằng cách dạy và học ở VN có một số vấn đề. Thơ Tố Hữu thì không có gì để bàn rồi. Sặc mùi chính trị, quá dở, nhưng mà học sinh cứ luôn phải phân tích sao cho nó thành một bài thơ hay. Còn nữ, qua truyện ngắn "Đồng hào có ma" của tác giả Nguyễn Công Hoan chúng tôi phải cảm nhận được sự thối nát của chế độ nửa thực dân phong kiến. Nhưng than ôi, chính mắt tôi bây giờ lại thấy quá nhiều "đồng hào có ma" thì tôi phải hiểu như thế nào đây? Tôi chỉ mong có nhiều người như em Thanh dám nói lên những điều mình nghĩ tới.

Nguyễn Tèo, Saigon
Em nghĩ đài BBC đừng đưa tin mấy ông giáo sư gì đó vì ở VN là hình thức giáo dục ép buộc và ra lệnh người dân phải làm theo. Đừng trách em Phi Thanh vì em ấy nói đúng sự thật hiện tại ở VN đó. Mấy người đó toàn là tuyên truyền cho chính sách của chế độ này thôi.

Không tên
Tại sao mọi người cứ bắt em Thanh phải có cảm xúc với bài thơ khi em đã thẳng thắn nói là không thích tác phẩm đó, ai thích yêu nó thì cứ ôm lấy, ai không thích thì thôi, tôi nói đây là ví dụ chứ không có ý xúc phạm đến bài tế, vì bài này rất hay ở cái tuổi nhỏ tôi có lẽ cũng không có cảm súc mãnh liệt như cái tuổi cao,nhưng tôi nghĩ tình yêu đất nước dân tộc không nhất thiết phải nhòi sọ, ông Hồ có nói đất nước có vẻ vang hay không là nhờ công học tập của các cháu, nhưng nếu chỉ là phương pháp nhòi sọ như vậy thì đất nước làm sao vẻ vang được?

Ngay như nhưng quý vị phản đối em Thanh giờ hãy tự hỏi mình nếu không thích một cái gì mà cứ bị bắt buộc phải thích thì các vị sẽ làm gì? Nếu người nào khôn thì làm cho xong chuyện rồi v! iệc tôi tôi làm,nếu em Thanh nói ý kiến của mình mà súc phạm đến danh dự một ai đó thì có thể trách em,nhưng em nói vấn đề này để mọi người nhìn vào sự thật theo tôi đây không có gì là sai cả, cộng sản cũng đã từng biến mọi nơi mọi chỗ làm nơi tuyên chuyền chủ nghĩa cộng sản thời còn trong trứng nước, vậy giờ đây con cháu quý vị nói nên vấn đề này để cho địa vị của các quý vị vững chắc thì lại bị đưa ra đấu tố thật là có công mà lại bị mang tội.

Nếu đó là vấn đề của ngành giáo dục cần phải sửa đổi thì sửa đổi có vậy thôi tại sao mà cứ như là bị đứng trong đống lửa vậy chính quyền nói rất hay nhưng giờ đây hãy hành động cho đúng đi,cái gì thái quá cũng đều không tốt,tôi nghĩ nếu chính quyền có cái gì chưa đúng thì cứ vui vẻ mà sửa chữa và làm cho đúng có gì đâu mà phải lo sợ như là sắp mất chính quyền đến nơi rồi.

Tôi thấy các vị cao cấp của các nước phát triển họ rất hài hước, chẳng hạn như thủ tướng Đức chẳng hạn khi có người xin chữ ký và ông ấy nói cho ông ấy có bia rồi họ làm lên một bài hát để mua vui, khi ông ấy biết lại còn khoái, tôi nghĩ các vị lãnh đạo VN cũng đều là trí thức và nhiều người đã học ở nước ngoài, đừng tạo vỏ bọc giả tạo nữa đã đến lúc cởi bỏ nó ra đi, cổ nhân có nói,vẽ con Hổ thì vẽ được bộ lông của nó chứ không vẽ được bộ xương, biết người biết mặt nhưng không biết lòng.

Khanh Huy, Plano, Texas
Tôi có một đề nghị với cô Hồng Nga là yêu cầu mỗi khi phỏng vấn một vấn đề gì, xin có ý kiến của cả hai phía thì mới có sự quân bình. Tôi nghĩ chương trình vừa qua chỉ phục vụ cho lập luận của một phía mà thôi. Tôi nghĩ rằng em Phi Thanh là một em gái ngoan đáng được khuyến khích.

Bất cứ thầy cô nào đã dậy các lớp 11 &12 đều biết rằng lớp tuổi ấy là lớp tuổi nổi loạn, nhưng có nhiều hình thức, có em nổi loạn công khai làm cho nhiều thầy cô lâm vào cảnh khó xử, nhưng cũng có em tìm gặp riêng thầy cô để tâm sự, và cũng có em viết thư cách kín đáo. Em Phi Thanh chọn giải pháp thứ 3, chịu sự thiệt thòi cách âm thầm thì phải là em gái ngoan chứ? Sự việc vấn đề loan ra công luận là lỗi của các giám khảo không biết tôn trọng bài viết của thí sinh?

Tôi nhận thấy ý kiến của GS Tá và nhà thơ Thanh Thảo muốn em Thanh phải xin lỗi vì học tủ và bị lệch tủ là những ý kiến hàm hồ, vì sao vậy? Xin thưa rằng khi tố cáo ai trước công luận, nhất là công luận quốc tế thì quí vị phải trưng bằng cớ và phải chứng minh bằng cớ ấy đáng tin thế nào, đằng này quí vị chỉ "nghĩ rằng" rồi từ cái đoán mò đó mà suy diễn ra là hỗn láo vv thì tôi e rằng lập luận của quí vị không có cơ sở.

Tường, Los Angeles
Tôi cảm thấy có điều gì không ổn ở đây. Em Thanh được chọn đi thi, thì có nghĩa em Thanh là học sinh giỏi. Trong khi đó, cô giáo của em Thanh nói rằng vì em Thanh không thuộc bài, vì em Thanh đã học “lệch tủ”, cho nên mới có sự cố như vậy…

Nếu là vậy, thì có nghĩa chính cô giáo của em Thanh cũng đã gián tiếp thừa nhận rằng “có chuyện học tủ, cho nên mới bị lệch tủ”, nhưng rất tiếc là người bị lệch tủ lại nằm trong thành phần được chọn là học sinh “giỏi”, mà đã là học “tủ” thì làm sao có thể gọi là giỏi được. Như vậy, có nghĩa cô đã phủ nhận em Thanh là đại diện cho học sinh giỏi. Sao mà rắc rối quá.

Bây giờ, tôi không có ý kiến về bài văn lạc đề, bởi vì đã có nhiều ý kiến rồi…Nhưng vấn đề tôi nêu ra ở đây, nếu dựa vấn đề “học lệch tủ” như đã nêu trên, thì hệ thống giáo dục ở Việt Nam đã không có một tiêu chuẩn tốt để có thể nhận ra được thành phần học sinh giỏi thật sự.

Trước đây, tôi cũng được chọn đi thi học sinh giỏi văn, nhưng tôi phải thú nhận rằng, tôi chẳng giỏi văn tí nào, các bạn đọc bài tôi viết ở đây, thì các bạn cũng có thể nhận thấy “văn phong” của tôi cũng lủng củng lắm.

Trở lại trường hợp của em Thanh, tôi không tin rằng em Thanh bồng bộc nhất thời; nhưng theo tôi, em Thanh đã có bức xúc này từ lâu rồi, và “em Thanh đã can đảm nhất thời”, lỡ dại và gan cùng mình để nói ra bức xúc này trong bài thi học sinh giỏi. Rất khâm phục lòng can đảm của em Thanh.

Chính tôi, tôi đã từng phê phán các bài thơ của Tố Hữu và các bài thơ của Hồ Chủ Tịch, nhưng tôi không dám liều lĩnh như em Thanh, vì trước đây tôi cũng đã từng được gởi đi thi học sinh giỏi văn. Cái mà tôi có thể làm, đó là đến thư viện mượn sách thơ văn để đọc, sau đó gạch dưới nhưng đoạn thơ, câu thơ mà tôi cảm thấy có vấn đề, sau đó lén lút trả lại thư viện. Và tôi đã làm nhiều lần như thế. Tố Hữu -- một nhà thơ “bốc thơm” Đảng một cách “quái dị”, các bạn hãy đọc các bài thơ Tố Hữu viết khi Stalin mất, hoặc các bài thơ viết về cải cách ruộng đất thì sẽ biết. Rất là nịnh bợ và sát máu.

Thơ văn của Hồ Chủ Tịch, thật sự thì cũng có những bài “cũng hay”, có bài cũng được, có bài cũng tạm được…Nhưng cũng có nhiều bài “dở khẹt”. Chúng ta nên công tâm đi. Thời đại tin học ngày nay, ý kiến hay dở đều hãy để công chúng định đoạt.

P. Hoàng, Hà Nội
Các bác có nhớ các bác đã học Lịch sử từ năm lớp mấy tới lớp mấy không? Nếu bác nào trót vào đại học, các bác có nhớ phải học thêm mấy kỳ Lịch sử nữa không? Còn các bác học qua phổ thông, có nhớ rằng trừ Truyện Kiều, không có tác phẩm cổ văn nào được giảng dạy chính thức trong phạm vi môn Văn mà lại không phải là Sử không? Đấy là tôi chưa kể các môn như Chính Trị, Địa Lý.. môn nào cũng có thừa thời gian cho các thày nhắc nhở lịch sử dân tộc, bắt Văn học phải là Lịch sử nữa, nên không?....

Đất Việt, Sài Gòn
Qua các ý kiến của bạn đọc, có người khen, kẻ chê. Nhưng theo tôi em Tahnh là một người đáng khâm phục. Em đã thay mặt cho hàng triệu con người Việt Nam can đảm nói lên những cảm nghĩ và những điều mà em không thích.

Em còn can đảm hơn giáo sư Tá, nhà thơ Thanh Thảo, nhà thơ Phan Huyền Thư. Những vị này khi được hỏi đã không dám nêu lên tệ trạng mà ngành giáo dục VN đang phải gánh chịu.

Tôi xin đơn cử một ví dụ: sau năm 1975, trong nền giáo dục VN môn ngoại ngữ bắt học sinh phải học tiếng Nga, cấm học sinh không được học tiếng Anh, đơn giản vì tiếng Anh là tiếng Mỹ mà Mỹ là kẻ thù của VN. Thế là cả một nền giáo dục VN mất mấy thập niên bị tụt hậu thua kém các nước trong khu vực.

Trở lại các ý kiến của các vị giáo sư, nhà thơ trên, chúng ta cũng thông cảm cho họ vì đó là miếng cơm manh áo của họ. Nếu nói lên sự thật thì sẽ bị sa thải, mất việc và nồi cơm của mình coi như bị bưng đổ.

Nguyễn Việt Hải, Bắc Giang
Tôi cảm thấy thật buồn khi em gái này đã quay lưng lại với quá khứ, cái quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam, những áng văn,áng thơ bất hủ như vậy mà em không cảm nhận được thì tôi cảm thấy có lẽ các thầy cô trong nhà trường đã chọn nhầm khi cho em di thi học sinh giỏi. Có thể đó là sự bồng bột, sự muốn nổi trội, hay cũng dạng như là " Muốn nổi tiếng nên cầm dao đứng chặn đường cướp giật để cho nó nổi tiếng."

Thực sự tôi cũng vẫn còn đang là học sinh nhưng tôi không thể chấp nhận được một người đi thi học sinh giỏi lại có những ý kiến như vậy. Tự do dân chủ, tự do ngôn luận không ai cấm bạn dó nói nên suy nghĩ của bản thân . Một người bình thường như tôi, chưa từng đi thi học sinh giỏi văn cũng cảm nhận dựoc cái hay của bài "Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc" nữa là một người được dào tạo để đi thi học sinh giỏi văn như bạn đó. Có thể do cô giáo bạn đó đã không giảng cho bạn nghe.! Nếu như vậy thì cần phải học lại, cần phải biết mình có được ngày hôm nay la` nhờ ai chứ.

Nguyen Lu, HCMC
Kính thưa Anh Lê Bình! Kính thưa anh Trần, Hà nội! Kính thưa anh Trần Huy Hà nội! Kính thưa anh Trần Xuân Hữu Hà nội! Kính thưa ông Giáo sư Trần Hữu Tá đáng kính! Kính thưa tất cả những con người đang phải sử dụng cái Lồng bàn chính trị để che đậy và bảo vệ cho mâm cơm của chính mình!

Theo tôi, những điều các anh nói tôi thấy đúng. Đúng là phải học... nhưng phải là học cách tư duy. Phương pháp tư duy. Loài người tiến hóa hơn loài vật chính là ở khả năng đó và qua thời gian đã phát triển nó thành một khoa học-Đó là phương pháp tư duy khoa học! Các tác phẩm của các bậc tiền bối được lịch sử ghi nhận và được lưu lại cho hậu thế đúng là phải học. Nhưng học thế nào?

VIE, Sài Gòn
Nền giáo dục Việt Nam đang mang trong mình nó nhiều căn bệnh nan y, chưa bao giờ giáo dục Việt Nam cần một cuộc đại phẫu thuật toàn diện như lúc này . Vận mệnh quốc gia đang đứng trước một thách thức ghê gớm khi những nhà lãnh đạo đất nước vẫn cứ tiếp tục thí nghiệm trên lưng dân tộc.

Trong đó giáo dục là nạn nhân cho các cuộc thí nhiệm mà hầu hết kết quả mang lại là những thất bại ê chề. Con thuyền giáo dục Việt Nam vốn yếu ớt vẫn đang tròng trành trên đại dương bao la đầy dông bão mà trong lòng nó là bao thế hệ học sinh và tương lai đất nước , người thuyền trưởng vẫn chưa thể tìm ra cho nó một bến đỗ , bao thế hệ học sinh sinh viên và tương lai đất nước có thể bị nhấn chìm trong cơn giông tố oan nghiệt.

Trần Hoàng, Moscow
Tôi cũng sinh ra trong thời bình nhưng theo tôi thì giáo dục cho thế hệ trẻ biết được truyền thống của những người đi trước là nên làm, cần phải làm bởi vì uống nước nhớ nguồn. Dù có tự do đi chăng nữa là trong khuôn khổ. Nước Mỹ là nước tự do nhưng họ không bằng nước khác bởi vì dân Mỹ không có gốc, không biết ai sinh ra. Còn nước mình là có cái gốc, có nền văn minh, mình cần phải tự hào chuyện đó.

Em học sinh này theo tôi thì không cho phép được làm như vậy. Như vậy là quá đáng bởi bài kiểm tra, thi học sinh giỏi văn là kiểm tra kiến thức của em được học trong trường, thi xem ai nắm được kêín thức tốt nhất trong khi đào tạo. Còn ý kiến riêng của em không phải đem ra để thi thì nên bình luận khi khác. Cần tôn trọng ý kiến mọi người, song vào những lúc họp lớp hoặc những giờ học chính khóa hay ngoại khóa.

Phạm Tân, Thanh Hóa
Tôi thấy dậy và học ở VN là có vấn đề. Song vấn đề cụ thể thì tôi thấy không thích ở em học sinh này là: đã là người VN yêu nước mà lớp trẻ không biết tý gì về lịch sử thì thật kỳ, kỳ quá. Phải nói là kém hiểu biết.

Lê Bình, TPHCM
Tôi thấy việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau là cần thiết. Nếu không là Văn tế Nghĩa sỹ Cần Giuộc, Bình Ngô đại cáo.. thì còn những bài nào nữa.

Cường, Hà Nội
Gửi anh Trần Hà Nội, nghe anh nói tôi nghĩ chúng ta đang học ở thế kỷ 19. PT là con gái học lớp 11 rồi, không phải ở tuổi mà dùng roi dùng gậy để dạy bảo đâu. Anh ạ may mắn cho PT vì cả bố mẹ của cô là người hiểu biết nên đều đồng ý với ý kiến của cô.

Giang, Hà Nội
Cháu là 1 học sinh còn đang học TH. Khi đọc bài văn của chị Phi Thanh cháu đã cảm thấy rất vui sướng vì đã có người dũng cảm dám đứng lên nói ra những điều mà học sinh chúng cháu suy nghĩ bấy lâu. Quả thật chúng cháu đang phải học những bài văn mà mình thực sự không thích những vẫn phải cố tỏ ra là thích. Cháu không muốn nói đây là cái cớ để thoái thác việc học văn nhưng tại sao nước ta không tìm cách dạy văn khác, chưong trình văn khác phù hợp hơn với học sinh?

Cháu không ghét văn, trái lại cháu rất thích được đọc và học những bài văn hay nhưng chương trình văn học trên lớp lại toàn là những điều cũ kĩ, không phù hợp với lứa tuổi bọn cháu. Ở cái lứa tuổi này, chúng cháu thật sự không thể cảm nhận hết được cái hay cái đẹp của 1 bài văn, thơ xưa như Đập đá ở Côn Lôn, Kiều.v...v.

Rõ ràng chương trình học văn của nước ta là quá nặng và không phù hợp với học sinh.Nhiều người chê trách chị Thanh vì chị đã không học bài. Cháu không phủ nhận rằng chị Thanh cũng có lỗi. Thế nhưng họ lại lấy đấy là cái cớ để lấp liếm mặt trái trong thực trạng giáo dục của nứớc ta. Ý kiến của chị Thanh cháu tin là do chị đã suy nghĩ và bức xúc từ lâu bây giờ mới nói chứ không phải là bồng bột cay cú mà có bởi thực chất học sinh ai cũng mang trong mình suy nghĩ ấy. Thật đáng buồn nhưng đó là sự thật. Đã từ lâu rồi, thật khó để tìm ra 1 người nói "Tôi thích giờ văn lắm!"

Phạm Đổi Mới, San Jose
Sau khi nghe phần phỏng vấn về bài viết của em Thanh, Đổi Mới cảm thấy ông Tá và những người ủng hộ ý kiến của ông quá cổ hủ. Ông nên nhìn bài của Thanh một cách khách quan hơn. Ví dụ, Thanh sinh ra trong thời bình thì những bài về cách mạng đối với em không hấp dẫn. Có thể Thanh chỉ thích những bài văn, những bài luận hợp với cuộc sống thời nay.

Trong đời sống, mọi người nhìn sự việc nhiều cách khác nhau, bởi vậy VN có câu:"Chín người mười ý". Muốn cho các em học sinh nể thì phải nên tôn trọng những ý kiến riêng. Còn nữa, muốn văn hóa và đời sống của người VN tiến bộ, thì nên dậy những gì có thể áp dụng vào cuộc sống mới.

Học sinh là thế hệ mới, bởi vậy nên khuyến khích học sinh nêu ra những ý kiến mới, có thể trong đó có những ý kiến rất hay và sáng tạo mà thầy cô giáo chưa nghĩ tới. Em Thanh chỉ bày tỏ ý kiến của riêng em mà đã bị ông Tá và những người ủng hộ chỉ trích rất nặng nề và biểu em xin lỗi, thì làm sao các em học sinh khác dám nêu ra những ý kiến bất đồng. Vấn đề là diễn tả cảm giác của thí sinh về bài văn đó, Thanh nêu ra đủ ý kiến về cách nhìn nhận của em thì phải cho em điểm.

Trong giáo dục không nên quá cứng nhắc và bắt học sinh phải theo quan điểm của thầy cô giáo, đôi khi thầy cô giáo cũng có cái sai. Ông Tá cần phải đi du học ở những nước tiến bộ như Anh, Mỹ... để học hỏi thêm về cách dạy học. Bây giờ mới hiểu tại sao nước VN kinh tế quá chậm phát triển vì có những người quá cứng nhắc lúc nào cũng cho mình hay và giỏi, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác.

Trần, Hà Nội
Không biết thì phải học. Đi học phải theo khuôn mẫu giáo dục chung. Nếu là con tôi thì sẽ được dạy cho biết trước hết là học sinh thì phải học như thế nào và sau đó là dạy để có đủ kiến thức để cảm nhận được về nội dung và ý nghĩa của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nói chung các bậc phụ huynh đều bất bình về sự việc xảy ra này. Có vị còn nói nếu con tôi thì sẽ cho ăn đòn.

Hồ Kỳ, San Jose
Bài viết của em Phi Thanh là lời phản kháng của thế hệ trẻ đối với nền giáo dục nhồi nhét tuyên truyền của đảng CS. Không phải ngẫu nhiên mà báo chí trong nước đồng loạt đưa tin với sự chú ý đặc biệt của dư luận, mà sự chán ngán đã ngấm ngầm trong lòng mọi người từ rất lâu, chưa ai dám nói ra. Nó như cái bong bóng quá căng, em Thanh là người đầu tiên cầm kim chích một phát. Xin hoan hô cô học sinh thẳng tính và can đảm.

Nhân Đức,Sài Gòn
Trước tiên tôi khâm phục em Phi thanh đã dám “thật thà, dũng cảm” để việt lên trung thực ý nghĩ bản thân. Thú thật rằng ngày xưa đi học, chính tôi đây cũng không dám hé miệng (chứ đừng nói dám việt 1 chữ!) trước nhiều vấn đề tương tự. lạng quạng chỉ cần bị hạ bậc đạo đức xuống trung bình là có chuyện! Nhớ lại hồi trước, khi viết bài văn nào tất nhiên học sinh cũng phải tự đặt trước tư tưởng là phải khen, nào là câu nói của ông/bà kia là đúng đắn, trí tuệ… Tất nhiên càng khen, khen đáo để thì bài mới có cơ may đậu.

Mà có dễ đâu khi mà riết lời khen ở bài nào cũng giốngnhư lời khen ở bài nấy, riết cạn ý, mà rặn ý không ra nữa thì viết khen lặp lại hoài cũng chán, chán mà phải làm hoài. Có lúc đọc thử đề luyện thi của mấy đứa bạn cấp quận,thành thì cảm thấy nhiều khi chính đề thi cũng “trớt quớt”, chẳng hạn: “phân tích người phụ nữ VN qua câu “còn cái lai quần cũng đánh” với các vế của vấn đề nằm ở phạm vi hông đâu dính đâu, thử hỏi cái lứa tuổi 15,16 thì làm gì mà viết nổi trừ khi được thầy cô “mớm cung” cho công thức “ cứ thế học thuộc, phăng ra mà làm”.

Chưa hết, năm học 12, thằng bạn thân giỏi văn đã viết sẵn dùm cho tôi 2 : đặt vấn đề và kết thúc vấn đề. Cứ gặp bài văn nào cũng đưa “hàng mẫu” vào, mắm muối thêm chút đỉnh, đọa phân tích vấn đề cứ “khen ta, chê địch” thả cửa là cỡ nào cũng đậu. nó còn bài cho thêm trò “tâm lý chiến”: viết chử thưa ra, chấm xuống hàng nhiều nhiều vào cho thấy bài văn dài, có thể thê! m dẫn chứng bằng vài câu thơ cho thêm thi vị. Kết quả điểm văn của tôi khá hẳn dù thực lực chẳng khá gì hơn. Thi tốt nghiệp phổ thông cũng nhờ trò này mà tôi đậu môn văn dễ dàng. Trước đây trên 15 năm, khi vi tính chưa thịnh hành đã như thế thì đứng trách hôm nay khi mà văn mẫu, luận án mẫu được chép cd bán tràn chợ.

Học văn như thế kéo dàn hàng chục năm thì mấy vị trong ngành giáo dục đừng nên trách thanh niên ngày nay viết văn không trôi. Mà học như thế đã không giỏi văn thì chớ mà còn sinh ra nạn ghét văn, lâu ngày e rằng coi thường cả nền văn học nước nhà. Chỏ sơ sơ về môn văn đã còn như vậy, nếu bàn thêm về các môn khác e rằng bào chí không đủ giấy mà viết. Một lần nữa tôi xin nghiêng mình cảm phục tác giả Phi Thanh đã dũng cảm một mình nói lên sự thật mà không ai dám nói.

Dù em có vô tư buộc miệng nói “ô kìa! Hòang đế ở truồng” như cậu bé trong câu chuyện “bộ quần áo của hòang đế” của Andersen, chúng tôi cũng phải cám ơn em vì đã làm cho bậc người lớn phải tỉnh ngộ. Mong rằng có nhiều người sẽ noi theo tấm gương sáng này của em. Kính chào em.

Đỗ Minh Nam, Việt Nam
Tôi đã đọc hết mọi ý kiến, do vậy không còn gì để nói. Chỉ xin vắn tắt những gì tiếp thu và tổng kết cho bản thân. Cụ Đồ Chiểu và văn thơ của cụ phải có một vị trí trong lịch sử chung và lịch sử văn thơ nước nhà. Nhưng ta không thể ca ngợi quá mức những gì mà cụ không có, ví dụ lời lẽ trong thơ lục bát của cụ. Thầy dạy văn thơ cụ Đồ cần cảm nhận bản thân trước đã, sau đó mới là việc dùng tài năng sư phạm để giúp học sinh cảm nhận được như mình.

Tất cả những người đã góp ý kiến ở diễn đàn này (có bài rất dài và hay) đều đã từng "thụ giáo" văn thơ do nền giáo dục ở VN; và tất cả đều phàn nàn, thậm chí đến mức đau khổ, ấm ức. Vậy các vị có trách nhiệm nên nghiêm túc nghĩ lại cho dân và tương lai đất nước được nhờ. Còn đang tại vị, làm được cái gì thì làm ngay đi, đợi đến khi về hưu mới lớn tiếng dạy bảo thì sẽ không còn được một số người hoan nghênh như đã hoan nghênh cụ Võ Văn Kiệt đâu. Gáy và trán mình tuy không thể tự nhìn thấy, nhưng lại rất gần; sờ tay là tới.

Trần Huy, Hà Nội
Tôi không hiểu tại sao người ta lại phải bình luận nhiều như thế vì một bài văn yếu kém. Đất nước nào cũng có lịch sử, cũng có chiến tranh và người ta phải hiểu về nó. Học sinh có thể không thích, nhưng vẫn phải học. Thử hỏi có quốc gia nào không học văn, không học sử, cho dù ở đâu cũng có người không thích học. Vì học sinh chưa trưởng thành nên mới phải dạy cho họ trưởng thành dần, cho họ trở thành người lớn. Trường hợp này chúng ta nên phê phán học sinh này yếu kém nói liều, tôi nghĩ bài văn này chẳng khác gì chuyện một học sinh không làm được bài rồi vẽ nhăng cuội lên bài thi rồi được khen là "có cách làm văn sáng tạo".

Minh Trần, Việt Nam
Theo tôi nhiệm vụ của một giáo viên là phải tìm cách truyền đạt kiến thức làm sao để tạo hứng khởi cho học sinh từ đó học sinh sẽ đi sâu tìm hiểu thấm nhuần cái hay cái đẹp trong văn học và hơn thế nữa nếu các em có cái nhìn mới đôi khi ngược ngạo thì cũng có kỹ năng để biện luận sao cho thuyết phục. Cô giáo em Thanh đã không làm tròn cả hai nhiệm vụ đó.

Riêng về em Thanh tôi không tin là em nông nổi. Một người nông nổi và còn quá trẻ như em mà lại đòi hỏi phải "tạo điều kiện để tư duy độc lập và sáng tạo chứ không bị uốn theo một hình mẫu rập khuôn" ư?

Không! đó là cả một quá trình bức xúc trăn trở chứ không phải chuyện đùa đâu!đó là ước nguyện của một tâm hồn trẻ trước cuộc sống, đang phấn đấu trong một xã hội tr! ì trệ kêu gọi một nền giáo dục giải phóng và làm nẩy nở con người chứ không phải ra sức tước bỏ hết những yếu tố cá nhân buộc học sinh quên chủ thể nội tâm riêng biệt để rồi biến họ thành những sản phẩm ra đời hàng loạt không sắc thái.

Câu nói của Phi Thanh làm tôi nhớ lại câu nói tương tự của Socrate"connais toi toi même"-hãy là chính mày đi! người ơi hãy thức dậy đi! Phi Thanh muốn trở nên chính mình muốn độc lập trong suy nghĩ. Đó là cái tội ư? Đất nước trong giai đoạn hội nhập cần có sự sáng tạo. Động lực đầu tiên dẫn đến sự sáng tạo là sự dũng cảm. Dám nói,dám nghĩ dám làm.

Nguyễn Văn Cát, TP HCM
Theo ý tôi, hiện tượng bài văn không có gì ngạc nhiên cho lắm. Đó là sự bùng nổ tất yếu của xã hội. Đã đến lúc cần phải có một cuộc cách mạng trong giáo dục ngay. Chúng ta không nên làm chậm trễ nó nữa vì sẽ ảnh hưởng tới tương lai con em chúng ta và tiền đồ của dân tộc Việt Nam.

Hoàng Châu Phong, TP HCM
hông một hệ thống giáo dục nào trên thế giới chấp nhận tình trạng “tôi không thích đề thi thì tôi có quyền phát biểu chính kiến của mình vào bài thi” chứ đừng nói đến một quốc gia có truyền thống tôn sư trọng đạo như nước ta lại càng không chấp nhận một thái độ vừa hỗn xược với các bậc tiền nhân, vừa vô lễ với các thầy cô ra đề, vừa vô ơn với các các thầy cô trực tiếp dạy mình môn học này.

Minh, Hungary
Những điều Matthew Nguyễn, New York nói có thể là sự thật cách đây vài chục năm , nhưng hiện giờ thì không còn đúng nữa rồi. Riêng VTNGCG thì chẳng liên quan gì đảng đóm cả ,chủ yếu nó ca ngợi tinh thần anh dũng của những người nông dân Nam Bộ . Họ đã đứng lên chống lại thực dân Pháp khi chúng chiếm Nam Kỳ lục tỉnh . Đây là một tác phẩm văn học cổ , hơi khó . Thi học sinh giỏi mà cũng " tủ " , đến khi lệch tủ thì đổ cho giáo dục . Với lại làm không được cũng chẳng có gì ngạc nhiên , nhiều em nhà ở thành phố học hết lớp 12 mà đã tận mắt nhìn thấy con trâu ngoài đời đâu , thế làm sao mà có thể hiểu gì về người nông dân được ? Em Thanh nếu bắt trúng tủ chắc vẫn bỏ bài làm để viết 1 bài về tình trạng giáo dục ?

Tuấn Lê, Ontario, Canada
Sao BBC không hỏi ý kiến nhưng người dạy Văn ở Hải ngọai, mà chỉ hỏi mấy vị trong nước?Những nguời dạy Văn ngày xưa đâu có dạy chính trị, như vậy mới xác thực, còn các vị trong nước, dạy môn văn đình hưng XHCN, họ chưa và không nói thật lòng mình. Một phần ý kiến của bạn nghe đài BBC chỉ đáp ứng một phần nào thôi.

Thái Hà, USA
Tôi đã nghe bài phỏng vấn của chị Hồng Nga, tôi đã đọc ý kiến của nhiều vị về vấn đề này. Tôn trọng sự tự do nên tôi rất trân quý các lời lẽ của các vị. Thật tâm mà nói tôi rất khâm phục em Phi Thanh, em đã làm một việc mà những người khác có thể theo đó mà bước chân đi. Qua câu chuyện em Phi Thanh tôi nhớ lại một câu chuyện nực cười có thật 100%. Một hôm tôi đi dự lễ tang thân sinh của người bạn theo nghi lễ Phật Giáo có một vị sư khá nổi tiếng trong vùng tôi đang ở (San Jose, Cali). Vị sư này có một tu viện trên núi ở gần đó. Sau khi thuyết pháp, thầy quay lại hỏi những người tham dự: Thầy nói có hay không? Một số người nhanh nhảu: Dạ hay. - Hay sao không vỗ tay? Liền sau câu hỏi của thầy là một số người vỗ tay. Nghe cũng xôm nhưng cũng có nhiều người không chịu vỗ, trong đó có tôi. Tôi cảm thấy có một cái gì gượng ép kỳ cục. Trong trường hợp bắt em Phi Thanh tìm cái hay, cái đẹp, có khác gì người ta không thích vỗ tay mà bảo rằng phải vỗ tay không?

Trẻ Việt
Giả dụ học sinh các trường được tổ chức làm một bài nhận xét về hành động của trò Thanh thì tôi tin là 100% sẽ không đồng ý với Thanh. Nhưng nếu BBC mà phỏng vấn kín đáo 100 học sinh về sự việc này thì tôi tin kết quả sẽ khác hẳn. Tuy nhiên tôi không tin các trường được phép phiêu lưu như vậy, rủi có thêm một trò Thanh khác thì đổ nợ.

Ủng hộ viên của Thanh
Nghe ý kiến của những người tự phong cho mình cái vai trò uốn nắn và bắt buộc người khác phải nghĩ như mình thật là tức cười. Khi người khác không đồng tình với mình thì cho họ là "hùa theo" ý kiến sai lầm. Miệt thị Phi Thanh, nhưng lại để lộ ra rằng Phi Thanh là một học sinh giỏi văn được tuyển để đi thi. Kẻ tự xưng là hiểu rõ ngôn ngữ miền Nam lại nói đặc sệt giọng Bắc. Phân tích bình luận văn học lại bắt buộc học sinh thuộc lòng như vẹt. Thử hỏi lối giáo dục như vậy có phải là đã kìm hãm tính thông minh sáng tạo của học sinh Việt Nam chúng ta?

Quang Trạch, Sài Gòn
Tôi không biết ông Tá có ý định bảo nhà nước và Bộ giáo dục xin lỗi nhân dân vì sự ngu dốt của họ trong thời gian qua không? Vì sự giáo dục của họ mà thế hệ trẻ ngày nay có những sự phản kháng như thế. Theo tôi, đây là sự tố cáo chế độ thối nát qua bài văn. Quý vị nghĩ sao?

Matthew Nguyễn, New York
Không phải chỉ riêng văn thơ, mà tất cả mọi môn học, dều phải dẹp bỏ hết các danh từ, tính từ, động từ mang tính cách căm thù, khủng bố; trong văn học cũng như toán học v.v. Muốn có hòa bình thịnh vượng thì phải biết cách đối xử và nghệ thuật sống. Tôi đã trải qua một thời gian học ở Sàigòn lúc còn bé, tuy ở lứa tuổi thơ ấu, nhưng lúc ấy tôi thật không ưa thích cách dùng văn của Bác và Đảng tý nào. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cách dùng từ và hành văn của họ, trong văn học cũng như toán học.

Tại sao? Ví dụ như trong toán học có bài toán đố nội dung thế này: Đồng chí A tiêu diệt hai tên giặc Mỹ, đồng chí B giết chết một lính tay sai, vậy quân đội ta đã tiêu diệt được tất cả bao nhiêu quân thù? Hoặc là: Nữ đồng chí w chuốt được 35 cây chông, nữ đồng chí x chuốt được 72 cây chông. Vậy tất cả quân đội ta đã có được bao nhiêu cây trông để diệt giặc?

Các bạn và quý vị độc giả nghĩ sao về cách giáo dục như thế? Quý vị mong muốn điều gì nơi con em quý vị trong tương lai?

Kim Dung
Sáng nay tôi nghe cuộc nói chuyện của Hồng Nga với hai nhà thơ và một giáo sư nổi tiếng của ba miền, tôi cũng có những suy tư và buồn như quý vị. Các vị chỉ biết đứng trên cương vị của mình để tức giận, quy kết và đổ lỗi cho một em học sinh cũng chỉ vì em đó không làm hài lòng quý vị...Tôi nghe GS Tá nói em Thanh phải xin lỗi vì không thuộc bài trước khi đưa ra quan điểm của mình? Lối lập luận này có vẻ gượng ép và không thuyết phục. Càng không nên chỉ vì một bài văn lạc đề thêm phần cá tính mà lại bị quy kết thiếu đạo đức....

Nguyễn Văn Nam, Đại học Đà Lạt
Có lẽ đây là lần đầu tiên có tiếng nói của một học sinh dám bày tỏ ý kiến riêng của mình, tôi thấy Phi Thanh xứng đáng là người khơi nguồn, để những nhà giáo dục bắt đầu vào cuộc"mổ xẻ" những hạn chế của nền giáo dục Việt Nam. Đó là những bất cập mà nền giáo dục Việt Nam đang mắc phải. Hy vọng rằng sau sự việc này, những người có trách nhiệm liên quan sẽ thấy được những hạn chế trong nền giáo dục nước nhà, để từ đó có những "giải pháp hữu hiệu, thích hợp" để "cải tổ", đưa nền giáo dục Việt Nam sớm trở thành nền giáo dục hiện đại đúng với tên gọi của nó. Riêng đối với bạn Phi Thanh, tôi chỉ biết là cám ơn bạn nhiều lắm và chia sẽ những áp lực mà lúc này đang dồn nén lên bạn, mong sao ý kiến cuả bạn sẽ được nhiều người hiểu theo tính tích cực mà từ đó "nền giáo dục Việt Nam sẽ thay đổi, "phát triển".

Trần Xuân Hữu, Hà Nội
Tôi thấy rằng hành động của em Thanh chỉ là một hành động bồng bột và thiếu suy nghĩ. Thật là buồn khi một học trò quay lưng lại với lịch sử của đất nước. Nhưng quan trọng hơn là Giáo dục Việt Nam phải tự xem lại mình, kẻo có ngày con trẻ đối phó với học tập đến mức học xong thì quên hết. Giới trẻ ngày nay đang nghe những bản nhạc lố lăng, mê truyện đao kiếm thời cổ Trung Quốc rẻ tiền, mà dần xa với những tác phẩm lớn của dân tộc và thế giới rất giàu những giá trị Chân Thiện Mỹ...

Võ Nguyên, Sài Gòn
Tôi đồng ý với em Thanh, em là người rất thẳng thắn. Đúng là nền giáo dục của VN quá lạc hậu, học những cái không dùng được vào việc gì cả. Nên đào tạo những cái thực tế, đừng có nhồi nhét những kiến thức vô bổ cho học sinh. Chính phủ nên cải tổ Bộ Giáo dục vì nền giáo dục của một nước quyết định nước đó giàu hay nghèo. Nếu không làm được thì nên bắt chước những nước khác, đừng có chế ra những cái tầm bậy.

Quang Danh
Cám ơn đọc giả P. Hoàng, Hà Nội đã cho dẫn chứng rất chi tiết về bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", nhờ thế mọi người có thể thông cảm hơn những ý kiến đồng thuận với cô học sinh Phi Thanh. Theo tôi bài văn tế này nên dùng như một tài liệu nghiên cứu văn học có liên hệ lịch sử cho những học giả hơn là cho học sinh trung học. Tại miền Nam ngày trước chúng tôi học về thơ của cụ Đồ Chiểu vào năm học đệ lục (lớp 8). Học thơ cụ Đồ Chiểu là học về tinh thần nhà nho trong giai đoạn Pháp thuộc, chứ không phải học về văn chương nếu so với các vị tiền bối khác. Thơ của cụ tiêu biểu cho một nhà nho có tinh thần cách mạng ở miền Nam. Chính vị giáo sư của chúng tôi cũng phê bình thơ văn của cụ có rất nhiều danh từ "chế biến" quá gượng ép, khó hiểu như đọc giả P. Hoàng dẫn chứng. Theo tôi thì ngày nay về văn thơ không nên khai thác tinh thần học sinh quá nhiều quanh những vấn đề như "tranh đấu", "cách mạng" "anh hùng", "liệt sĩ", "quân thù". Rất nhiều những bài văn, bài thơ mộc mạc tình quê, tình người thấm thía một cách sâu đậm, đã cho tôi sự gắn bó với Việt Nam.

P. Hoàng, Hà Nội
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", mở rộng ra là thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, cũng giống thơ văn Hồ Chí Minh, có những giá trị lịch sử, chính trị, giáo dục, tư tưởng,.. không phải bàn cãi. Nhưng trên khía cạnh văn học thì nó cần được đánh giá cởi mở công bằng khách quan trung thực hơn chúng ta vẫn thường ép các công dân nhỏ tuổi phải nghe trong các giờ học khô khan....

Chúng tôi đã cho rằng cụ Nguyễn Đình Chiểu luôn ép vần ép nghĩa tiếng Việt vì khả năng hạn chế của cụ và niêm luật chặt chẽ của thơ văn cổ, chứ không phải do đặc trưng tiếng Việt thế kỷ 19 như các thày cô dạy dỗ....Và chúng tôi không tin người lớn nữa. Giờ đây, sau ba mươi năm, thì tôi cho rằng, nếu phê bình văn của tiền nhân là chỉ có khen mà không có chê, có "bình" mà không có "phê", thì hiệu quả sẽ đi ngược mong muốn...

Andy Huỳnh-Việt Nam
Tế "bài văn lạc đề", đọc thì thấy vui, nhưng vui xong lại buồn.... Hỡi ôi ! Báo đăng rần rần, người người cùng tỏ Mười năm công đèn sách, chưa chắc thành danh nổi tợ phao ; “Thi văn giỏi” lạc đề, tuy là rớt, tiếng vang hơn mõ. Nhớ khi xưa: Kính thầy như cha, thương cô như mẹ Chưa quen văn mẫu, đâu có học thêm ;

Chỉ biết dạy hay, chỉ quen học tốt. Tập hát, tập đàn, nhảy dây, đánh đáo… tay vốn quen làm ; Chit chat, học đòi, siêu nhân, hip hop… mắt chưa từng thấy Tiếng “cải cách” phập phồng hơn thập kỉ, trông đổi thay như trời hạn trông mưa ; Mùi nâng cao thấm thoát đã dăm năm ; Chờ thí điểm lại thêm dài cổ Bữa thấy thằng em đeo cặp sách muốn đi học thay ; Ngày xem đứa cháu học thuộc lòng, dạ càng ngao ngán Một rừng quan văn đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu ; Cả chồng bằng cấp chói loà, đâu cần kẻ bên ngoài dạy dỗ Cứ đợi người đòi kẻ bắt, mới họp nhau ra sức sửa sai ; Sách gì sửa tới sửa lui, sao không thống nhất cho dân đỡ khổ ! Khá thương thay !

Vốn chẳng phải thần đồng, kì nhân có thể thông cầm, kì, thi, hoạ ; Chẳng qua là cha mong, mẹ đợi, ép ngày đêm đàn, vẽ, toán, tin… Hầu hết trò chơi trẻ nhỏ, không thể nếm qua ; hàng trăm môn học lớn bé, xếp giờ học hết. Mới có dăm ba tuổi đầu thôi, có lớn lao chi mà phải chịu ; Tay non còn trói gà chưa chặt, đại học gì đã định từ lâu Thầy bắt xung phong giờ thao giảng, chuông reng trễ lấn cả giờ chơi ;

Cô bảo giơ tay tiết dự giờ, không hiểu cũng giơ cho “sinh động” . Cực nhọc vác xác đi tới trường, dạy nhiều, hiểu chẳng bao nhiêu, con chữ nhảy lung tung ; Khô thân lê gót học thêm, “trọng tâm”, đề thi sắp tới, cứ cắm đầu mà luyện. Thầy dạy xuôi, cô dạy ngược, làm cho học trò hết vía hồn kinh ; người ra đề, kẻ chấm thi, ai hiểu thế nào thì hiểu. Ôi ! Mênh mông biển học, “tiên học lễ” nào ai chịu quan tâm ?

Trăm năm vẫn mãi “hậu học văn”, nào đợi đến ngày sửa đổi ? Đoái sông cửu Long, học trò lớp 5 chưa biết đọc ; Nhìn xứ Sài Thành, chạy đua trường điểm toát mồ hôi Chẳng phải cửu vạn bốc xếp nhà ga mà cong lưng vác cặp cho cam tâm ; Cũng không phải xe thồ, xe ôm mà suốt ngày đón đưa cho đáng số Nhưng thiển nghĩ: Con chữ, bài văn dạy cách làm người cho con trẻ nhà ta ; Sức khoẻ bạc tiền dẫu bao nhiêu cũng đâu dám tiếc Vì ai khiến, em gái ta khó nhọc, ăn vội ngủ vàng ; Để ai xui, em trai người còm nhom, suốt ngày đeo kính Cải cách làm chi mà khổ rứa, sáng học thêm, chiều học bớt, tối học bù ;

Nâng cao làm chi cho quá tải, trưa làm toán, tối làm văn, cả đêm mơ toàn chữ. Thà học ít mà học chi hiểu đó, nhẹ nhàng đầu óc thảnh thơi ; Còn hơn nhồi nhét búa xua rồi “tẩu hoả nhập ma thêm khổ.

Ôi thôi thôi ! Trường tiễu học trăm phần trăm khá giỏi, mặt thầy cô sáng tưa trăng rằm ;Thi tuyển sinh đại học rớt ầm ầm, công cha mẽ trôi theo dòng nước đổ Đau đớn thay ! Cha già ngồi làm toán, ngọn đèn mờ leo lét trong đêm ; Não nùng lắm ! Mẹ yếu phải dò bài, cơn nắng gắt giật giờ giữa Ngọ Ôi ! Một trận thi văn, nhiều điều sáng tỏ Sách học ấy hãy còn nhiều cứng nhắc, đâu là sự sáng tạo học sinh ? Thầy dạy văn còn bắt đọc chép, ai cứu đặng trái tim biết cảm ?

Học mà trả thầy cô rồi nợ, còn giữ gì ngoài bằng cấp giấy khen ? Học mà luyện văn mẫu thuộc lòng, sau ra đời sao viết đơn xin việc ? Thức cũng học, ngủ cũng học, ăn uống không thể rời tập, suốt ngày miệng lầm rầm cos, sin ; Học nhờ tủ, thi nhờ phao, giám thị ngó lơ chẳng biết, mặc học trò làm loạn chốn trường thi Đổi thay tận gốc, giảm tải liền, đừng hoài bàn bạc thêm nữa ; Soạn sách cho khoa học, thôi giáo điều, để người người thở phào nhẹ nhõm Hỡi ôi thương thay ! Có nghe xin hiểu. (Trích từ một forum học trò)

Ẩn Danh
Theo tôi nền giáo dục VN hiện nay là nền giáo dục copie, khuôn mẫu của một ngôi nhà cũ nát mà không có chuyên gia nguyên cứu, đó là nền giáo dục lạc hậu cần phải xây dựng ngôi nhà mới với cái móng vững chắc. Thật vậy, vì nền giáo dục chậm tiến mà chế độ thi cử VN không thể đánh gía trình độ học vấn chính xác,tài năng kiến thức sáng tạo của học sinh, nó chỉ là hình thức giả tạo chỉ dạy học thuộc bài và trả bài mẫu mang tính gian lận.

Nếu có trách thì trách thầy cô chứ đừng trách học sinh,vì học sinh là một tờ giấy trắng mà thầy cô viết họa lên cái hay cái đẹp cho nó. Nền giáo dục VN cần phải cải cách mong chóng dựa tên cơ sở tinh thần dân chủ trong công tác giáo dục mà nhà trường giáo sư, giáo viên được tự do giảng dạy cho học sinh theo phương cách mà họ muốn.

Để có nền giáo dục tiến bộ không mất thời gian trên con đường phát triển theo kịp các nước láng liềng thì nền goáo dục VN phải cần đạo tạo chuyên gia giáo dục nhìn về tương lai , đó là c! uộc cách mạng giáo dục cần và đủ.

Le Thanh California -USA
Tôi đã rời Việt Nam cách đây 20 năm, tôi hấp thụ nền giấo dục Việt Nam từ lớp 9 đến 12, sau đó là toàn vẹn chương trình đạI học. Về một số bài thơ văn học Việt Nam, tôi còn nhớ rõ những bài có vài câu thơ như sau: “… Và nói thật con tim anh đó, Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ, Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều, Phần cho thơ, và phần để em yêu, Em xấu hổ, thế cũng nhiều anh nhỉ, …” (Tỗ Hữu) Quí vị thấy không, vần thơ trên được thầy cô của tôi thời đó tán tụng “cái đẹp của lãng mạng cách mạng”. Riêng tôi, ngườI nào mà yêu tôi chỉ tí xíu như thế, thì tôi không chịu đâu, tôi cho sang số dze ngay.

Hay một câu khác “… Anh ngã xuống trên đường băng Tấn Sơn Nhất, Máu anh phun theo lửa đạn cầu vòng, Và anh chết trong khi anh đứng bắn. …” (Không nhớ tên tác giả) Có thể các câu thơ trên tôi trích dẫn không chính xác từ chữ, nhưng nó đã đọng lại trong đầu tôi trên 20 năm qua, không phảI là vì tôi có lòng “cảm nhận” văn học, nhưng mà tôi nhớ vì các vần thơ này tôi thấy “bốc thơm Đảng dữ quá” và “sặc mùi sát máu” quá.

Còn về bài “Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc”, thì tôi cũng đã học qua…Tôi không bàn đến khía cạnh văn học, nhưng thật sự tôi hình dung một hình ảnh của những người không thức thờI, của nhưng ngườI có những hành động của kẻ khủnng bố khi đi “đốt nhà dạy đạo kia”. Bởi vì dù sao đi nữa, trong các nhà dạy đạo đó cũng có nhưng dân lành vô tội. Có lúc tôi thấy rằng hành động như các nghĩa sĩ đó là hành động “châu chấu đá xe” mà thôi.

Vô danh
Phi Thanh đã mang đúng tinh thần của cụ đồ Chiểu, không chịu khuất phục... bởi cái lối dạy học như vậy các quý vị có con cái đi học mà con cái mình sau nay trở thành con vẹt các vị có thích không? Ngay cả những giáo sư hay nhà thơ có con của họ có dám chắc rằng họ để cho con họ học theo cái lối như tình trạng mà em học sinh đó nêu lên.

Bài văn tế rất hay, tôi không học cao cho lắm nhưng tôi khi đươc nghe một đoạn mà trong lòng mình cũng có cảm xúc với bài tế. Nhưng theo tôi nghĩ cái văn chương là một chuyện mà áp dụng vào đời mới là một vấn đề.

 Bài văn tế rất hay, nhưng văn chương là một chuyện mà áp dụng vào đời mới là một vấn đề.
 

Em PT đã nêu cao được tinh thần dũng cảm nói ra sự thật, tôi không bàn đến bài tế mà là bàn đến thực trạng giáo dục ở VN. Đây là cơ hội để cho toàn dân tộc VN biết mà thức tỉnh, đừng chủ nghĩa cơ hội như nhiều người nói hay nhưng làm thì..., nếu như học để phục vụ cho mấy vị tham quan thì các cháu học sinh nên học như vậy nhưng nếu học cho bản thân gia đình và xã hội thì các cháu nên như cháu PT.

Không nói vấn đề giỏi hay dốt ở đây mà nói về vấn đề dám nói ra sự thật, tôi hỏi các quý vị diễn đàn như vị giáo sư nọ nói là ở đâu khi coi các cháu là con nít, con nít nói ai thèm nghe tao là thầy dạy chúng mày. Giả sử có diễn đàn đó thì cũng chỉ là hình thức vì tình trạng này không phải mới đây.

Mong rằng mọi người đừng làm gì quá đáng với cháu Thanh, vì cháu còn đang tuổi học sinh. Nếu làm cháu ảnh hưởng tâm lý sinh bệnh là các vị mắc tội đó, nếu chấm bài thi thì không cho em đó điểm nào, nhưng giá trị hiện thực thì nhiều lắm đó.

Nam Nguyen-Việt Nam
Thực trạng nền giáo dục VN là một khối ung nhọt mà không một người nào cũng như không một hệ thống nào có thể thay đổi được.

Nó bắt nguồn từ quan điểm rằng; Đảng là người có công trong việc giáo dục, đào tạo con người; và chỉ có một mình Đang được phép làm chuyện này thôi.

Nguyễn Phi Thanh là một hiện tượng trong xã hội CS, bơỉ vì nó thấm nhuần cho học sinh cái nhận thức là không thể nói khác những gì trong sách giáo khoa của Đảng. Cám ơn em Nguyễn Phi Thanh đã nổ phát súng lệnh.

Thanh Phong, Sài Gòn-Việt Nam
Vì sao bài viết của học sinh Phương Thanh trở nên nổi tiếng? Vì nó đánh đúng vào thực trạng giáo dục VN hiện nay là tính ép buộc trong tư tưởng và cách học vẹt nhồi sọ học sinh.

Nếu chúng ta làm sự so sánh giữa nền giáo dục VN và giáo dục Mỹ thì sẽ thấy nền giáo dục VN đưa vào chương trình dạy ở trung học lượng kiến thức qúa nhiều và qúa cao so với các nước tiên tiến như Mỹ chẳng hạn. Chương trình toán lớp 12 ở VN tương đương chương trình toán và văn năm đầu của college ở Mỹ.

Nói chung là nền giáo dục VN hiện nay có qúa nhiều vấn đề mà chưa có dịp để mọi người trút nổi lòng cũng giống như việc quản lý người dân bằng hộ khẩu. Nên nay có cơ hội nên mọi người mới nhân đó mà lên tiếng.

Anh Ngô, Hà Nội-Việt Nam
Tôi thực sự đánh giá cao lòng dũng cảm của em gái lớp 11 này. Lúc trẻ tôi thường xuyên đi thi học sinh giỏi như vậy và tôi phải viết mọi cách để có điểm. Nay tôi đi làm, trưởng thành nhưng cũng ít khi nói thật suy nghĩ của mình như em.

Thieu An- Việt Nam
Tôi nghĩ Thanh chắc là con cháu của một người có "gốc bự" mới dám viết như vậy, người khác thì không dám vì sợ bị phê hạnh kiểm xấu.

Lu Nguyen-Hà nội
Qua "sự cố" bài văn của em PT, tôi thấy đây là một "cái nhọt" của một nền giáo dục cực kỳ lỗi thời đã xì ra! Có thể nói dân tộc Việt nam đang bị chìm trong hố đen trong bầu trời chung của nền giáo dục thế giới, mấy vị BBC phỏng vấn mấy ông giáo sư hay đến ông Bộ trưởng giáo dục Việt nam cũng vậy thôi!. Vấn đề mãi mãi "vũ như cẩn".

Một nền giáo dục chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của một số người thì bản thân nó là "phi quy luật" như nó đang tồn tại. Tôi là một người dân nghèo nên không thể thoát ra được cái hậu quả của nền giáo dục đáng hổ thẹn hiện nay.

 Một nền giáo dục chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của một số người thì bản thân nó là "phi quy luật" như nó đang tồn tại.
 

Nếu có tiền, tốt nhất bạn nên cho con cái vào học trong các trường của nước ngoài ở Việt nam hoặc đi du học. Hoặc ngồi nhà tự học thì tốt hơn, nền giáo dục Việt nam đang là một nhà tù chung thân vĩ đại mà các tù nhân là những em học sinh vô tội!

Học trò dốt
Tôi xin gửi đến trò Thanh một lời khuyên, nếu là học trò ngoan thì đừng hỏi nhà trường phải dạy gì cho ta, mà hãy trả lời ta đã học gì từ nhà trường. Thế mới xứng đáng là học sinh khuôn mẫu.

Huỳnh Hoan
Tuổi trẻ bao giờ cũng tràn đầy nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm. Theo tôi, em học sinh Thanh có hai lỗi khách quan:

1. Thiếu hiểu biết về văn học: tôi nghĩ một học sinh chỉ cần khá văn cũng đã có thể cảm nhận được cái hay của bài Văn tế của cụ Đồ Chiểu. Khi học lớp 11, tôi học thuộc bài này và gần 10 năm trôi qua, tôi vẫn còn nhớ một vài đoạn.

2. Thiếu hiểu biết về lịch sử: sự kiện Cần Giuộc là chuyện thật trong lịch sử, bản hùng ca bất diệt. Một học sinh vô cảm với nỗi đau của dân tộc thì mới nói không biết gì về lịch sử cha ông đổ máu để có bình yên hôm nay.

 Rất nhiều người hô hào cải cách nhưng khi đưa ra phương thức thì chung chung hoặc chả có kế hoạch gì. Nhiệt tình nhưng dốt thì biến thành phá hoại.
 

Tuy nhiên, lỗi lớn nhất của em lại thuộc vấn đề chủ quan. Nếu em không thích văn thì có thể học toán, đó là chuyện bình thường vì chả có ai giỏi hết tất cả. Vấn đề là ở chỗ em lấy chuyện mình dốt chỗ này (môn văn) để phê phán một chỗ dốt khác (hệ thống giáo dục), thế mà vẫn tự hào là mình góp ý đúng. Rất nhiều người hô hào cải cách nhưng khi đưa ra phương thức thì chung chung hoặc chả có kế hoạch gì. Nhiệt tình nhưng dốt thì biến thành phá hoại.

Từ đây lại nảy sinh mấy chuyện buồn cười. Những tưởng em này chỉ háo thắng vì nhỏ tuổi, ai ngờ mấy tờ báo hay hô hào cải cách trong nước, rồi mấy ông giáo sư tiến sĩ lại đi gật gù với ý kiến của em. Kiểu như 'à, đến cuối đời dạy học của mình nay còn kịp phát hiện nhân tài ẩn náu.' Theo tôi, em học sinh này không đáng được quan tâm nhiều như thế vì em có sai lầm trong nhận thức.

Tường Vi
Sau khi đọc bài văn "lạc đề" của Thanh, và một rừng ý kiến của đọc giả mạnh dạn hưởng ứng với Thanh trên báo chí bên VN, tôi nghĩ người VN chúng ta ở trong nước hiện nay khá nhạy cảm với những việc liên quan đến nền giáo dục.

Tôi nghĩ là thí sinh học trò giỏi này dám nghĩ và dám làm, có sẵn quan tâm về việc giáo dục nói chung chứ không phải vì lười học, trật đề học tủ mà rồi "thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi" như các thày cô, và các bạn của Thanh phản ánh.

 Tôi nghĩ là thí sinh học trò giỏi này dám nghĩ và dám làm, có sẵn quan tâm về việc giáo dục nói chung.
 

Tôi cũng mừng là đề thi hỏi về cái hay cái đẹp trong bài "Văn tế Nghĩa sỹ Cần Giuộc" của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, nên cái lỗi của Thanh còn có thể châm chước được. Nhưng những người ủng hộ Thanh, thì coi đây là tiếng kêu cứu của nạn nhân bởi một nền giáo dục kém cỏi, và làm như cứ muốn bàn rộng hơn nữa khỏi phạm vi giáo dục, có thể vô tình họ làm cho Thanh bị ai đó nhìn dưới nhãn quan không thiện cảm.

Dựa trên báo chí tôi rất mừng các vị đảm trách trường của Thanh học đã có những ý kiến, và phương cách giúp cho tâm lý, và việc học của Thanh không bị trở ngại. Chúc Thanh giữ được tinh thần ổn định, bỏ những vướng mắc qua một bên,chuyên tâm học hành cho giỏi, đạt học vị cao rồi thì sẽ đủ kiến thức phục vụ xã hội hiệu quả hơn.

Ngọc Nguyên
Rất hoan nghênh tinh thần trong sáng như gương của em bé gái VN-HN học lớp 11. Nếu nước VN có nhiều người như em, chẳng bao lâu VN sẽ Dân Chủ, Tự Do trở lại.

Văn Ngôn
Học sinh này đi thi văn mẫu, có lẽ không thuộc bài, không trúng tủ, nên giở quẻ lãng xẹt. Báo chí lại khai thác cơ hội lãng xẹt hơn, ngớ ngẩn do quen áp đặt một chiều.

Muốn đóng góp gì thì học sinh cũng có thể dùng diễn đàn khác, chứ không thể trật búa như vậy được. Không phải chỉ vấn đề dạy văn, học văn như thế nào!mà ở đây là giáo dục công dân, dạy dỗ học sinh từ nhà trường như thế nào!

Chưa ra trường mà "tự tin và độc lập...?" thì đúng là ra trường cũng có khả năng đột biến là đi làm báo với tư duy tùy hứng như vậy.

Bill, Đức
Bây giờ tự đặt một câu hỏi tại sao Phi Thanh là học sinh giỏi được đề cử đi thi học sinh giỏi văn,có phải PT học giỏi thật sự hay chỉ học tủ. Như vậy, câu hỏi đặt ngược lại là tại sao Thầy Cô giáo chọn PT là học sinh giỏi hay vì một lý do nào đó chăng? Đó là vấn đề đầu tiên người ta đi tìm nguyên nhân tại sao PT không xúc cảm trước một tác phẩm có gía trị .

Vậy ai là người chịu trách nhiệm vấn đề này, cái lỗi của các thầy cô giáo là cho các học sinh học thuộc bài ,học tủ , học một chiều để đạt thành tích trong nhà trường cho nên một khi bài văn mà không biết trước thì không thể diễn tả cái cảm xúc tự do của chính mình.

 Nếu có trách thì trách thầy cô giáo, còn các thầy cô giáo có trách thì trách ngành giáo dục.
 

Nếu có trách thì trách thầy cô giáo, còn các thầy cô giáo có trách thì trách ngành giáo dục đưa những chương trình quá nặng không có thời gian để giảng dạy cho học sinh mà chỉ giảng dạy suôn sẻ qua đại khái không cần đi vào chi tiếc cụ thể, bắt học sinh học thuộc bài không cần phát huy sáng tạo của mình..

Ở VN lúc nào cũng ca ngợi Đảng và xây dựng lòng yêu nước từ bậc mần non đến bậc trung học, Hầu như học theo giáo điều, một tác phẩm như bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một kiệt phẩm của nền văn học VN nói lên những bi thương, hùng chí của dân tộc, thà hy sinh chứ không chịu mất quyền sống quyền làm người, không chịu mất một tấc đất của cha ông ta đã đổ biết bao nhiêu công lao mồ hôi nước mắt, bằng xương máu tạo dựng nên nước Việt Nam với niềm tự hào cho tới hôm nay.

Học sinh Phi Thanh là con người tốt dám nói trung thực qua ý cảm tự do, không bị áp đặt xuyên qua khía cạnh lịch sử VN để nói lên khát vọng của tuổi trẻ phải can đảm, thắng thắn và dấn thân cho lịch sử, chứ đừng để lịch sử lôi cuốn mình thông qua sách vở, tư liệu mà chính mình làm nên lịch sử.

Ailaba
Xin hỏi Giáo sư và Nhà thơ: 1) Đã có môn học nào trong trường phổ thông dạy các em về "quy trình" "đúng" để phát biểu ý kiến của mình về chương trình học, cách dạy học...?

2) Hãy chỉ ra 1 diễn đàn, nơi mà các em có thể trình bày quan điểm của mình một cách ... "đúng cách như đã được dạy - nếu có dạy", "an toàn" và được lắng nghe, đáp ứng ...? Xin cám ơn.

Trần Lữ, TP. HCM
Theo tôi việc làm sách giáo khoa ở Việt nam bây giờ bị Mafia hóa, nội dung chương trình bị Áp đặt nhồi sọ.

Bản thân tôi đang có 2 đứa con đi học phổ thông ở VN, tôi phải mất rất nhiều thời gian để tự soạn lại xem cái gì cần học,cái gì không cần. Nói tóm lại là phải lọc lại chương trình, tôi thấy những cuốn sách giáo khoa đang soạn là sản phẩm của những cái đầu thiếu hiểu biết xét dưới nhiều khía cạnh: tâm lý học sinh,cấu trúc chương trình, thiếu logic, lỗi thời.Không tạo ra cho học sinh cách tư duy sáng tạo, làm cho các giáo viên vốn dĩ trình độ kém cỏi.

Ở Việt nam còn có chuyện thật như đùa nữa là giáo viên dạy công nghệ IT trong trường phổ thông thường có trình độ kém học trò, nói chung hai Môn Ngoại ngữ và IT thiếu giáo viên và chưa có giáo trình. Theo tôi Nghành giáo dục nên thực hiện chính sách đa dạng sách giáo khoa, học hành theo tín chỉ thì mới xã hội hóa giáo dục được. Hoặc sang Singapore mời các chuyên gia giáo dục sang giúp chúng ta làm, chỉ với cách đó thì chúng ta mới tìm được lối thoát cho nền giáo dục Việt nam.

Nói tóm lại là đừng có bắt con người ta học cái gì mà người ta không thích, hãy để cho học sinh ngồi ở nhà tự mua sách về để cha mẹ tự dạy,tự học còn hơn đến trường để học cái chương trình giáo dục hiện nay. Ý kiến của tôi chỉ là sự bức xúc trước tình hình giáo dục hiên nay ở Việt nam.

Trần Hải, Chicago
I really admire the young author of that essay. She dares to speak up the truth in a communist country. It's a big win for Vietnamese students, for the every citizen of Viet Nam. It would be nice to have her essay translated into English and France so the world can have a look.

When I was still in High School in Viet Nam, every morning I had to sing a song "Dem Qua Em Mo Gap Bac Ho" before class began. Many times I was requested to write an essay describe how wonderful Uncle Ho was. I had never met Uncle Ho or hear him talk. So, I couldn't never describe him. I've always received bad credit for my work. I was so depressed during school. I didn't want to continue school but thinking what can a young student do if not going to school? I wouldn't have good friends if not in school.

I was very afraid to speak up because I didn't want my family to get into trouble...It was during 1980...You know how bad it was after the Communist took over the South. We couldn't listen to BBC, VOA radio stations. It's against the law and we can be put behind bars for that.

I wish I could have said or written similar words back then. I would have freed more young Vietnamese students...! My dear fellow Vietnamese student. You have done a great job. I owe you, the country owe you. May God of love grant you peace and the courage to fight for freedom of speech.

Võ Đinh, Hoa Kỳ
Theo tôi nghĩ, trong một nước toàn trị nào cũng vậy, Việt Nam chắc chắn vẫn có bao nhiêu giáo sư tài giỏi thấy rõ sai trái của sách giáo khoa. Nhưng họ không dám nói.

Bây giờ ngộ nghĩnh thay, chỉ một em học sinh lớp 11 can đảm nói ra, khác gì dạy cho giới trí thức giáo dục một bài học về lòng can đảm. Tôi nghe tin mà thấy hãnh diện mình là người VN quá.

Đông Quân, Seattle
Tôi không đồng ý cho lắm với ý cho rằng bài văn của cô học sinh là 'tự tin, độc lập'. Tại sao bài Văn tế đã đi vào lịch sử lại bỗng trở thành điều không lý thú với thế hệ trẻ ngày nay? Học văn là học về nhân cách, chân thiện mỹ của tác phẩm đã thể hiện. Đánh giá tác phẩm văn học ngoài tính chất lịch sử, còn có học cách làm người. Cụ Đồ Chiểu là tấm gương yêu nước cao đẹp, đáng để học tập chứ.

 Cụ Đồ Chiểu là tấm gương yêu nước cao đẹp, đáng để học tập chứ.
 

Trở lại với bài Văn Tế, những người nghĩa quân hy sinh vì dân vì nước, lẽ nào ta lại thờ ơ, lãnh đạm với hình ảnh quê hương như vậy được. Chúng ta nên tự tin dân tộc mình xứng đáng là dân tộc bất khuất anh hùng.

Nguyễn Cao, TP. HCM
Phải chăng ở VN đã xuất hiện một nhà cách mạng đúng nghĩa. Cô đúng là 'anh hùng' của thế hệ sau 1975. Nói thẳng, nói thật mới gỡ được mớ bòng bong mà tình trạng giáo dục cứng nhắc trên bảo dưới nghe theo.

 
 
TIN MỚI NHẤT
 
 
Gửi trang này cho bè bạn   Bản để in ra
 
   
 
BBC Copyright Logo ^^ Trở lại đầu
 
  Trang chủ| Thế giới | Việt Nam | Diễn đàn | Bóng đá |Văn hóa | Trang ảnh |
Chuyên đề| Learning English
 
  BBC News >> | BBC Sport >> | BBC Weather >> | BBC World Service >> | BBC Languages >>
 
  Ban Việt ngữ | Liên lạc | Giúp đỡ | Nguyên tắc thông tin cá nhân